3/17/2021 10:45:00 AM
.

Vợ chồng trẻ đưa hoa ra ’’biển lớn’’


(Lâm Đồng Online) Thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận là vùng sản xuất hoa tươi rất lớn của Việt Nam, nhưng xuất khẩu hoa ra các nước là bài toán không dễ. Công ty TNHH Quỳnh Phương của vợ chồng trẻ Phạm Minh Khang và Nguyễn Đức Thiên Vũ trở thành doanh nghiệp tư nhân địa phương có lượng hoa xuất khẩu hàng đầu ở tỉnh Lâm Đồng và là mô hình cho nhiều người học hỏi, đặc biệt là chí lập nghiệp đối với thế hệ trẻ.

Giám đốc Phạm Minh Khang và nhân viên sơ chế hoa

Xuất khẩu hoa là bài toán khó chung

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng, ước tính diện tích hoa các loại hoa gieo trồng phục vụ thị trường dịp Tết Nguyên đán 2021 trên địa bàn khoảng 3.500 ha; trong đó, thành phố Đà Lạt có 1.530 ha, nhiều nhất là hoa cúc, hoa hồng và cẩm chướng. Với lợi thế về điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng và kinh nghiệm sản xuất, thành phố Đà Lạt và các huyện phụ cận thường xuyên có tổng sản lượng hoa tươi rất lớn để phục vụ thị trường trong và ngoài nước. Tuy nhiên, nghịch lý là, sản lượng hoa hàng năm tăng trên 15%, xuất khẩu chỉ dao động 10%. Kim ngạch xuất khẩu hoa cũng tập trung chủ yếu các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các công ty TNHH trong nước có khả năng khai thác thị trường tốt. Trong đó, xuất sang Nhật Bản đạt gần 59,3%, Úc khoảng 3,3%, Trung Quốc hơn 1,6% và thị trường các nước khác ở châu Á, châu Âu đạt lượng nhỏ.

Trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có hơn 10 doanh nghiệp, hợp tác xã và trên 40 cơ sở quy mô hộ gia đình thu gom, sơ chế hoa hướng đến thị trường hoa xuất khẩu. Cùng đó, mấy trăm hộ tham gia chuỗi liên kết, nhưng chỉ mới chiếm 1,63% tổng sản lượng hoa. Cũng như rau, các doanh nghiệp xuất khẩu hoa cho biết, nông dân Đà Lạt và Lâm Đồng đang khó nhập cuộc vì chưa vượt qua được những yêu cầu hội nhập như tỷ lệ phân loại sản phẩm thấp, nhất là khâu bảo quản sau thu hoạch chưa được 10% nông hộ thực hiện bài bản. Nhà vườn sản xuất hoa theo kế hoạch, ký kết hợp đồng cũng đạt rất thấp, chỉ giao dịch lỏng lẻo với thương lái bằng lòng tin nên không ổn định và thiếu tính bền vững.

Và thất bại của vợ chồng trẻ

Những thực tế trên thôi thúc vợ chồng Phạm Minh Khang và Nguyễn Đức Thiên Vũ quyết chí hình thành Công ty TNHH Quỳnh Phương tại thành phố Đà Lạt. Minh Khang sinh năm 1981, tốt nghiệp đại học ngành Tâm lý giáo dục và ngành tiếng Anh, còn Thiên Vũ sinh năm 1984, tốt nghiệp đại học ngành tiếng Hàn. Duyên khởi từ những ngày đầu phụ giúp bố mẹ có nghề kinh doanh nhỏ lẻ mặt hàng rau và hoa. Nhưng vô vàn khó khăn bởi “vốn là giá trị vận hành số 0” như anh Khang nói, kinh nghiệm kinh doanh ít ỏi, cùng đó là thiếu hiểu biết về sản phẩm hoa như chất lượng, nguồn hàng, đầu ra… Năm 2012 vợ chồng bắt đầu xuất khẩu hoa sang Campuchia. Và năm 2014, chưa thành lập công ty nhưng do kinh doanh hoa thu lỗ, vợ chồng anh nợ đến 1,3 tỷ đồng. Anh Khang chia sẻ, vợ chồng phải thuê nhà trọ ở, mượn “sổ đỏ” của bố mẹ thế chấp vay ngân hàng để trả nợ.

Thất bại ở đâu đứng lên ở đó. Vợ chồng anh Khang tích cực tự đào tạo thông qua những chuyến du lịch ở các nước. Họ tìm hiểu nhu cầu, sở thích, giá cả của khách hàng, đồng thời triển khai tiếp thị, marketing... Năm 2015, anh Khang và chị Vũ quyết định thành lập Công ty TNHH Quỳnh Phương với những đơn hàng hoa cúc màu trắng đến với thị trường Hàn Quốc. Tuy giá cao hơn bán nội địa nhưng kinh nghiệm điều hành theo mô hình chuỗi “chưa tới tầm” như anh Khang nhìn nhận nên thành công không như mong đợi, thậm chí có những lúc phải xả hàng tới 50%. Thị trường Trung Quốc, Thái Lan, Nga… Công ty đều vươn tới nhưng sau đó ngừng xuất khẩu.

Thành công từ nhân hiệu đến thương hiệu

Vợ chồng anh Khang không ngừng tự đào tạo thông qua các nguồn tài liệu và học hỏi qua những doanh nhân thành công khác ngành trong và ngoài tỉnh. Tích lũy tất cả kiến thức của điều kiện cần và đủ của một doanh nghiệp. Đó là quản trị nhân sự, quản lý vốn, xử lý nợ, quản lý hàng vào và ra, kinh nghiệm thị trường, ưu thế sản phẩm, phân khúc thị trường và khách hàng, cả trào lưu và xu hướng (market trend). Đó còn là chính sách chăm sóc khách hàng, chất lượng sản phẩm, uy tín giao dịch, chính sách hậu mãi... Công ty TNHH Quỳnh Phương đi từ nhân hiệu đến thương hiệu. Thực sự trở thành cầu nối thân thiện, đưa lại lợi nhuận cho cả ba bên: công ty, nhà nông và khách hàng. Sản phẩm có hàng chục loại hoa, trong đó hoa hồng chủ lực (chiếm tỷ trọng 35% với 20 triệu cành), hoa ly trên 9%, hoa cúc trên 13% và các loại hoa khác gần 40%. Thị trường chính là Cămpuchia và Lào.

Phạm Minh Khang nói: “Không một bước tới trời, làm ăn phải là sự bền vững. Nếu bỏ mọi thứ, tôi vẫn giữ lại khách hàng. Khách hàng giữ được ghế giám đốc và có khách hàng mới có lương trả cho nhân viên”. Hiện Công ty của vợ chồng anh có khoảng 50 nhà vườn liên kết, được tư vấn sản xuất, cung cấp giống đạt chuẩn và cam kết bao tiêu sản phẩm. Công ty còn là đối tác tiêu thụ hàng của khoảng 10 công ty lớn của Việt Nam và các nước như Hà Lan, Nhật Bản, Thái Lan,... Công ty chủ động được giá cả thị trường. Văn hóa doanh nghiệp là “Quỳnh Phương kết nối tình thương”. Hai mươi nhân viên thường xuyên có thu nhập ổn định. Dù ảnh hưởng dịch COVID -19 nhưng năm 2020, khách hàng lớn nhất của Công ty cũng đạt doanh số 20 tỷ đồng. Doanh số nội địa đạt 47% và xuất khẩu đạt 53%.

Công ty TNHH Quỳnh Phương hiện còn mở rộng kinh doanh công cụ và nguyên phụ liệu của ngành hoa. Bao gồm dụng cụ sản xuất cho nông dân, phụ kiện cắm hoa, sản phẩm công nghệ sau thu hoạch... đáp ứng khách hàng ở Lâm Đồng và cả nước. Giám đốc Minh Khang khẳng định: “Đây là cửa hàng đầu tiên ở Lâm Đồng. Ý tưởng rất rõ ràng là để phục vụ khách hàng, do đó dù bán theo mùa nhưng vẫn theo đuổi, quyết giữ lấy thương hiệu theo chuỗi cung ứng mình đã thiết lập được. Mình đã mất tiền rồi và thấm hiểu, thất bại là quyết tâm để tìm đến thành công”. Giám đốc Phạm Minh Khang chia sẻ với các bạn trẻ rằng, không ngoái lại mà luôn nhìn lên phía trước. Đây là nguyên nhân mà nhiều cơ sở kinh doanh hoa đã bỏ cuộc giữa đường khi họ gặp thất bại như Quỳnh Phương. “Động lực vươn lên, luôn học hỏi. Mặc dù kiến thức sách vở trường học là rất tốt nhưng chữ nghĩa trong trường không cắn ra tiền được. Và khi có điều kiện hãy mở công ty, đó là pháp lý để có khách h 
.

TRUNG TÂM XÚC TIẾN ĐẦU TƯ, THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH LÂM ĐỒNG (TIPC LÂM ĐỒNG)

Địa chỉ: 36 Trần Phú  - Thành phố Đà Lạt, Tỉnh Lâm Đồng
Điện thoại:02633 510 556 - Fax: 02633 811 656
 Email:dalatinfo.vn@gmail.com
Lượt truy cập:2,610,268.00