(Lamdongtv.vn) - Nhằm khuyến khích nông dân sản xuất cà phê không gây mất rừng, Dự án Nông lâm kết hợp và tăng cường chất lượng rừng ở tỉnh Lâm Đồng được gọi là Dự án Café – REDD đang triển khai hỗ trợ 3.000 hộ nông dân tại huyện Lạc Dương sản xuất cà phê bền vững, truy xuất nguồn gốc và không gây mất rừng.
Trong đó, từ tháng 11/2018 đến nay dự án đã hỗ trợ gần 950 USD và từ nay đến hết tháng 4 năm 2024 sẽ hỗ trợ hơn 573 USD cho các nông hộ trồng cà phê tái canh, cải tạo cà phê theo hướng bền vững. Theo đó, dự án hỗ trợ hơn 115 ngàn cây giống mắc ca và hơn 71 ngàn cây giống hồng ăn trái đẻ trồng xen trong 1 ngàng ha cà phê; tái canh 100 ha cà phê; làm giàu 75 ha rừng. Đặc biệt, dự án đã đào tạo và áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc cà phê không gây mất rừng, không xâm lấn đất rừng tại 9 doanh nghiệp; xây dựng 15 bản kế hoạch sử dụng đất của thôn; giám sát 6 chuỗi cung ứng cà phê; chuyển giao dữ liệu quản lý rừng, bản đồ nông trại tích hợp vào hệ thống dữ liệu Big Data trên tổng diện tích hơn 1.500 ha với 2.720 nông hộ trồng cà phê... Với sự hỗ trợ của Dự án Nông lâm kết hợp và tăng cường chất lượng rừng sẽ giúp nông dân phát triển cà phê bền vững, hiệu quả, đặc biệt là không lấn chiếm đất rừng để sản xuất, từ đó không gây mất rừng.
Trong đó, từ tháng 11/2018 đến nay dự án đã hỗ trợ gần 950 USD và từ nay đến hết tháng 4 năm 2024 sẽ hỗ trợ hơn 573 USD cho các nông hộ trồng cà phê tái canh, cải tạo cà phê theo hướng bền vững. Theo đó, dự án hỗ trợ hơn 115 ngàn cây giống mắc ca và hơn 71 ngàn cây giống hồng ăn trái đẻ trồng xen trong 1 ngàng ha cà phê; tái canh 100 ha cà phê; làm giàu 75 ha rừng. Đặc biệt, dự án đã đào tạo và áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc cà phê không gây mất rừng, không xâm lấn đất rừng tại 9 doanh nghiệp; xây dựng 15 bản kế hoạch sử dụng đất của thôn; giám sát 6 chuỗi cung ứng cà phê; chuyển giao dữ liệu quản lý rừng, bản đồ nông trại tích hợp vào hệ thống dữ liệu Big Data trên tổng diện tích hơn 1.500 ha với 2.720 nông hộ trồng cà phê... Với sự hỗ trợ của Dự án Nông lâm kết hợp và tăng cường chất lượng rừng sẽ giúp nông dân phát triển cà phê bền vững, hiệu quả, đặc biệt là không lấn chiếm đất rừng để sản xuất, từ đó không gây mất rừng.