11/23/2020 8:17:00 AM
.

Nông nghiệp - trụ đỡ của nền kinh tế Lâm Đồng


(Lâm Đồng Online) Mặc dù bị ảnh hưởng lớn bởi dịch COVID-19, nhưng tốc độ tăng trưởng ngành Nông nghiệp năm 2020 vẫn duy trì mức độ tăng trưởng khá 4,4%, khẳng định vai trò là trụ đỡ của kinh tế tỉnh Lâm Đồng.
Thu hoạch hoa đồng tiền tại Đơn Dương. Ảnh: Văn Báu

Theo đánh giá của tỉnh Lâm Đồng, ngành Nông nghiệp Lâm Đồng năm 2020 tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả về phát triển nông nghiệp toàn diện, bền vững và hiện đại.

Theo đó, diện tích gieo trồng cây hàng năm 122.309 ha, đạt 97,5% kế hoạch và tăng 1,22% so với năm 2019. Một số cây trồng chính đều có tăng cả diện tích lẫn sản lượng. Điển hình như rau các loại 70.050 ha (tăng 2,89%), sản lượng 2,57 triệu tấn (tăng 3,34%); hoa các loại 9.323 ha (tăng 2,23%), sản lượng 3.658 triệu cành (tăng 2,54%). Riêng cây dược liệu ảnh hưởng nặng bởi dịch COVID-19 nên giảm diện tích sản xuất đương quy, dẫn tới chỉ sản xuất trên diện tích 366,4 ha, giảm 14,8% và sản lượng giảm 10%. Bên cạnh đó, diện tích cây lâu năm là 264.045 ha, đạt 101,9% so với kế hoạch và tăng 2,66% so với cùng kỳ. Các cây trồng lâu năm có mức tăng cao có thể kể đến đó là cây dâu 9.258 ha, sản lượng đạt 184.299 tấn (tăng 44,86%); cây ăn quả 24.470 ha, sản lượng đạt 183.264 tấn (tăng 2,92%).

Đáng chú ý, diện tích sản xuất nông nghiệp công nghệ cao ước đạt 60.228 ha (tăng 2.514 ha so với năm 2019) và chiếm 20% diện tích đất canh tác; đồng thời chuyển đổi giống cây trồng đạt 16.716 ha, trong đó có 7.689 ha cà phê được tái canh, cải tạo. Cùng với 165 chuỗi liên kết giá trị từ sản xuất, sơ chế, chế biến đến tiêu thụ (có hợp đồng liên kết lâu dài) mà trong đó chỉ riêng lĩnh vực trồng trọt, diện tích tham gia liên kết đạt 24.104 ha, sản lượng đạt trên 337.683 tấn. Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Phát triển nông nghiệp của tỉnh tương đối toàn diện, chú trọng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nhất là cây trồng chủ lực; năng suất, chất lượng nông sản ngày càng được nâng cao và đáp ứng nhu cầu của thị trường. Vì vậy, năm 2020, tổng diện tích gieo trồng cả năm ước 386.354 ha, đạt 100% kế hoạch và tăng 1,22% so với năm 2019.

Mặt khác, chăn nuôi, thủy sản tiếp tục phát triển, đặc biệt đã chuyển dịch theo hướng nâng cao chất lượng con giống, sản phẩm chăn nuôi và cơ bản phục hồi lại sau dịch tả lợn châu Phi để đến nay đàn lợn đã đạt khoảng 90% so với thời điểm trước dịch; cơ cấu đàn chuyển dịch từ chăn nuôi lợn sang gia cầm, số lượng hộ chăn nuôi nhỏ lẻ có chiều hướng giảm. Ước đến hết năm 2020, tổng đàn gia súc đạt 547 ngàn con, tăng 5,8%; trong đó, đàn bò 103.891 con, tăng 7%, đàn trâu 13.693 con, giảm 1%, đàn lợn 416.836 con, giảm 18,8%; đàn gia cầm 10,6 triệu con, tăng 5,9%. Tổng sản lượng thịt hơi các loại ước đạt 111,6 ngàn tấn, tăng 11,6%; sản lượng sữa tươi ước đạt 94,5 ngàn tấn, tăng 8,8%; trứng gia cầm 331,2 triệu quả, tăng 5,9% và kén tằm đạt 12,5 ngàn tấn, tăng 23,7% so với năm 2019. Nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh vẫn duy trì, ổn định với diện tích nuôi trồng thủy sản 2.501 ha, sản lượng thủy sản ước thực hiện đạt 8.749 tấn.

Công tác quản lý, bảo vệ rừng nhận được sự quan tâm đặc biệt từ tỉnh đến các địa phương nên trong năm 2020, ngành chức năng tiếp tục thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về lâm nghiệp, quy hoạch đất sản xuất lâm nghiệp và cơ cấu 3 loại rừng. Qua đó công tác quản lý bảo vệ rừng, phát triển và khôi phục rừng, trồng rừng, trồng cây phân tán được các ngành, các cấp chú trọng thực hiện theo kế hoạch và đạt được nhiều kết quả tích cực. Đến nay, toàn tỉnh đã trồng 654,16 ha rừng các loại, 64.160 cây phân tán và thực hiện chăm sóc khoảng 1.450 ha rừng trồng các năm. Tình hình vi phạm Luật Lâm nghiệp cũng giảm trên 3 mặt về số vụ, diện tích và khối lượng lâm sản.

Tính đến hết năm 2020, cơ cấu kinh tế Lâm Đồng chuyển dịch tích cực, tỷ trọng dịch vụ tăng từ 33,1% năm 2015 lên 40,4% năm 2020; nông, lâm, thủy sản giảm từ 49,4% năm 2015 xuống còn 40,3% năm 2020; công nghiệp - xây dựng tăng từ 17,5% năm 2015 lên 19,3% năm 2020.
Với kết quả nêu trên, UBND tỉnh nhận định rằng: Trong năm 2020, giá trị sản phẩm thu được trên một đơn vị diện tích gieo trồng đạt 180 triệu đồng/ha; nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp thông minh và nông nghiệp hữu cơ tiếp tục có bước phát triển mạnh; nhiều mô hình sản xuất mới ứng dụng công nghệ cao được hình thành. Sản xuất theo chuỗi, liên kết, hợp tác sản xuất ngày càng đa dạng về hình thức, mở rộng đối tượng tham gia, đem lại hiệu quả tích cực. Từ đó tốc độ tăng trưởng ngành Nông nghiệp vẫn duy trì mức độ tăng trưởng khá với 4,4%, khẳng định vai trò là trụ đỡ của kinh tế tỉnh Lâm Đồng, trong khi các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, thương mại đều có mức tăng không đạt kế hoạch đề ra.


Để có cái nhìn sâu hơn về sự phát triển ngành Nông nghiệp tỉnh, theo báo cáo của Tỉnh ủy, trong 5 năm qua, Lâm Đồng tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả “Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới” và đẩy mạnh việc thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU của Tỉnh ủy về “phát triển nông nghiệp toàn diện, bền vững và hiện đại”. Qua đó, giá trị tăng thêm ngành Nông nghiệp gấp 1,3 lần so với 2015; tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016 - 2020 đạt 5%; giá trị sản phẩm thu được trên một đơn vị diện tích đạt 180 triệu đồng/ha, tăng 33,6 triệu đồng/ha so với năm 2015 - đạt chỉ tiêu nghị quyết đề ra. Đặc biệt là tiếp tục khẳng định thế mạnh của địa phương trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao với 10 doanh nghiệp được công nhận doanh nghiệp công nghệ cao và 165 chuỗi liên kết với 200 doanh nghiệp, hợp tác xã và 17.000 hộ dân tham gia.

Tính đến hết năm 2020, cơ cấu kinh tế Lâm Đồng chuyển dịch tích cực, tỷ trọng dịch vụ tăng từ 33,1% năm 2015 lên 40,4% năm 2020; nông, lâm, thủy sản giảm từ 49,4% năm 2015 xuống còn 40,3% năm 2020; công nghiệp - xây dựng tăng từ 17,5% năm 2015 lên 19,3% năm 2020.

Với kết quả nêu trên, UBND tỉnh nhận định rằng: Trong năm 2020, giá trị sản phẩm thu được trên một đơn vị diện tích gieo trồng đạt 180 triệu đồng/ha; nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp thông minh và nông nghiệp hữu cơ tiếp tục có bước phát triển mạnh; nhiều mô hình sản xuất mới ứng dụng công nghệ cao được hình thành. Sản xuất theo chuỗi, liên kết, hợp tác sản xuất ngày càng đa dạng về hình thức, mở rộng đối tượng tham gia, đem lại hiệu quả tích cực. Từ đó tốc độ tăng trưởng ngành Nông nghiệp vẫn duy trì mức 

 
.

TRUNG TÂM XÚC TIẾN ĐẦU TƯ, THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH LÂM ĐỒNG (TIPC LÂM ĐỒNG)

Địa chỉ: 36 Trần Phú  - Thành phố Đà Lạt, Tỉnh Lâm Đồng
Điện thoại:02633 510 556 - Fax: 02633 811 656
 Email:dalatinfo.vn@gmail.com
Lượt truy cập:2,616,491.00