(Lâm Đồng Online) Du lịch nông nghiệp là hướng đi mà huyện Đức Trọng và những người làm nông nghiệp có quy mô ở địa phương này hướng tới. Và, những tín hiệu đáng mừng về du lịch nông nghiệp đã xuất hiện ở địa phương này. Song, để du lịch nông nghiệp ở Đức Trọng thực sự phát triển bền vững vẫn còn nhiều vấn đề cần tháo gỡ.
Phát triển du lịch nông nghiệp là hướng đi đúng mà huyện Đức Trọng đang đẩy mạnh thực hiện
Hình thành các điểm du lịch canh nông
Từ năm 2018, Công ty TNHH Mật ong Thái Dương tại thôn Phú Bình, xã Phú Hội, bắt đầu thực hiện xây dựng mô hình phát triển nông nghiệp gắn với du lịch. Ông Lê Quốc Thái (Sinh năm 1978), Giám đốc Công ty này chia sẻ, cách đây 12 năm về trước, ông đã từng đặt một số đàn ong ở khu vực thác Pongour và bán mật ong cho khách du lịch khi đến tham quan “Nam thiên đệ nhất thác”. Từ đó ông đã nhận thấy hiệu quả mang lại khi kết hợp việc sản xuất các sản phẩm từ nông nghiệp với du lịch, nhất là trong thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm. Bởi vậy, sau khi có chính sách về phát triển du lịch gắn với nông nghiệp của địa phương ông đã hào hứng tham gia.
Trên cung đường nhựa lớn dẫn vào tham quan thác Pongour, ông Lê Quốc Thái đã xây dựng điểm dừng chân tham quan. Trên diện tích hơn 2.000 m2 với thảm thực vật phong phú, trong lành, ông Thái đã đặt hơn 300 đàn ong. Ngoài ra, tại đây còn có hệ thống máy móc, thiết bị phân loại phấn hoa, sữa ong, chiết rót, lọc mật ong... để du khách trực tiếp trải nghiệm. Lượng mật ong thành phẩm ở đây ngoài của ông Thái trực tiếp sản xuất còn có của 45 hộ liên kết với 5.000 đàn. Theo ông Lê Quốc Thái, phát triển du lịch là giải pháp hỗ trợ cho chính việc sản xuất thông qua việc quảng bá kích cầu sản phẩm. Tại điểm dừng chân này, trung bình hàng tháng thu hút khoảng 500-1.000 lượt khách tham quan và mua sắm sản phẩm. Những chính sách của địa phương đã có, nhưng quan trọng nhất vẫn là sự năng động của chính các đơn vị trong việc chủ động kết nối với các công ty lữ hành. Du khách được trực tiếp trải nghiệm việc sản xuất các sản phẩm chất lượng, sẽ tạo thuận lợi cho đơn vị trong việc tiêu thụ sản phẩm.
Từ năm 2018, Công ty TNHH Mật ong Thái Dương tại thôn Phú Bình, xã Phú Hội, bắt đầu thực hiện xây dựng mô hình phát triển nông nghiệp gắn với du lịch. Ông Lê Quốc Thái (Sinh năm 1978), Giám đốc Công ty này chia sẻ, cách đây 12 năm về trước, ông đã từng đặt một số đàn ong ở khu vực thác Pongour và bán mật ong cho khách du lịch khi đến tham quan “Nam thiên đệ nhất thác”. Từ đó ông đã nhận thấy hiệu quả mang lại khi kết hợp việc sản xuất các sản phẩm từ nông nghiệp với du lịch, nhất là trong thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm. Bởi vậy, sau khi có chính sách về phát triển du lịch gắn với nông nghiệp của địa phương ông đã hào hứng tham gia.
Trên cung đường nhựa lớn dẫn vào tham quan thác Pongour, ông Lê Quốc Thái đã xây dựng điểm dừng chân tham quan. Trên diện tích hơn 2.000 m2 với thảm thực vật phong phú, trong lành, ông Thái đã đặt hơn 300 đàn ong. Ngoài ra, tại đây còn có hệ thống máy móc, thiết bị phân loại phấn hoa, sữa ong, chiết rót, lọc mật ong... để du khách trực tiếp trải nghiệm. Lượng mật ong thành phẩm ở đây ngoài của ông Thái trực tiếp sản xuất còn có của 45 hộ liên kết với 5.000 đàn. Theo ông Lê Quốc Thái, phát triển du lịch là giải pháp hỗ trợ cho chính việc sản xuất thông qua việc quảng bá kích cầu sản phẩm. Tại điểm dừng chân này, trung bình hàng tháng thu hút khoảng 500-1.000 lượt khách tham quan và mua sắm sản phẩm. Những chính sách của địa phương đã có, nhưng quan trọng nhất vẫn là sự năng động của chính các đơn vị trong việc chủ động kết nối với các công ty lữ hành. Du khách được trực tiếp trải nghiệm việc sản xuất các sản phẩm chất lượng, sẽ tạo thuận lợi cho đơn vị trong việc tiêu thụ sản phẩm.
Bà Nguyễn Thị Thu Hiền - Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện Đức Trọng cho biết: Ngoài điểm du lịch canh nông tại Công ty TNHH Mật ong Thái Dương, giai đoạn 2015-2020, trên địa bàn huyện có 2 điểm khác đã được công nhận điểm du lịch canh nông gồm: Công ty TNHH Phúc bồn tử Huỳnh Trung Quân tại xã Hiệp Thạnh có diện tích canh tác 2 ha. Cơ sở cũng đã đầu tư xây dựng khu vực trưng bày sản phẩm rộng 600 m2, khu vực xưởng sản xuất, chế biến sản phẩm sau thu hoạch rộng 700 m2 với các sản phẩm: trái tươi, trà, mật, mứt, rượu phúc bồn tử... Trung bình hàng tháng thu hút khoảng 100 - 200 lượt khách tham quan và mua sắm sản phẩm. Cùng đó là Nhà máy sản xuất Actiso Ladophar tại Khu Công nghiệp Phú Hội có quy mô lớn nhất khu vực Tây Nguyên. Nhà máy này chuyên chiết xuất cao dược liệu, thảo dược và được xây dựng với diện tích hơn 10.000 m2. Tất cả các sản phẩm từ khâu pha chế, sấy, đóng gói đều được sắp xếp đồng bộ khép kín. Trung bình hàng tháng Nhà máy sản xuất Actiso Ladophar thu hút 10 - 15 đoàn khách tham quan và mua sắm sản phẩm.
Các khu du lịch canh nông ở Đức Trọng được hình thành và phát triển đã góp phần khẳng định giá trị đặc trưng của các sản phẩm nông nghiệp tại địa phương, đồng thời tạo ra hình thức du lịch mới thu hút nhiều du khách tham quan mua sắm...
Các khu du lịch canh nông ở Đức Trọng được hình thành và phát triển đã góp phần khẳng định giá trị đặc trưng của các sản phẩm nông nghiệp tại địa phương, đồng thời tạo ra hình thức du lịch mới thu hút nhiều du khách tham quan mua sắm...
Ông Lê Quốc Thái - một trong những người thành công khi kết hợp du lịch với nông nghiệp ở Đức Trọng
Một hướng đi mới
Trong định hướng phát triển của địa phương, lãnh đạo huyện Đức Trọng xác định: Đức Trọng là địa phương có thế mạnh về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Tại thời điểm tháng 7/2020, trên địa bàn huyện có 8.137 ha sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, tăng 49 ha so với cuối năm 2017. Trong 5 năm qua, huyện đã tập trung hướng đến khai thác tiềm năng để phát triển du lịch gắn với nông nghiệp như một hướng đi mới. Trong các chương trình, kế hoạch về phát triển kinh tế - xã hội, Đức Trọng đều xác định việc khai thác tài nguyên nông nghiệp sẵn có, tạo ra những sản phẩm mới phục vụ du lịch sẽ là một giải pháp giúp các trang trại, nhà vườn, người dân địa phương tăng thu nhập, đa dạng hóa sản phẩm, tạo sức hút cho du lịch và quảng bá được sản phẩm nông nghiệp của địa phương. Điều này đã được chứng minh khi những mô hình du lịch canh nông bước đầu mang lại hiệu quả, mở ra tiềm năng mới cho du lịch địa phương.
Năm 2018, UBND huyện Đức Trọng đã ban hành kế hoạch về phát triển du lịch chất lượng cao giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2025 trên địa bàn, trong đó chú trọng phát triển các mô hình du lịch nông nghiệp. Bà Nguyễn Thị Thu Hiền cho biết thêm, thời gian qua, huyện Đức Trọng đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá về du lịch nói chung và du lịch nông nghiệp nói riêng. Đẩy mạnh kết nối các công ty du lịch lữ hành như: Công ty Cổ phần Vietravel tại Đà Lạt, Công ty Cổ phần Du lịch Lâm Đồng - Dalattourist, Công ty Cổ phần Dịch vụ Du lịch Đà Lạt TSC, Công ty Cổ phần Tropiad... với các đơn vị kinh doanh du lịch dịch vụ của địa phương, nhằm liên kết tổ chức tour, tuyến du lịch để đưa khách đến tham quan, mua sắm sản phẩm. Bên cạnh đó, huyện cũng thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động tại các cơ sở kinh doanh du lịch canh nông nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ...
Huyện Đức Trọng cũng đã chú trọng đầu tư nâng cấp hạ tầng giao thông đến các mô hình điểm về du lịch nông nghiệp. Nhờ vậy, hiện nay, các tuyến đường giao thông nối từ trung tâm huyện đến các điểm du lịch nông nghiệp trên địa bàn đã được bê tông, nhựa hóa, đảm bảo cho quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp cũng như hoạt động du lịch.
Trong định hướng phát triển của địa phương, lãnh đạo huyện Đức Trọng xác định: Đức Trọng là địa phương có thế mạnh về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Tại thời điểm tháng 7/2020, trên địa bàn huyện có 8.137 ha sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, tăng 49 ha so với cuối năm 2017. Trong 5 năm qua, huyện đã tập trung hướng đến khai thác tiềm năng để phát triển du lịch gắn với nông nghiệp như một hướng đi mới. Trong các chương trình, kế hoạch về phát triển kinh tế - xã hội, Đức Trọng đều xác định việc khai thác tài nguyên nông nghiệp sẵn có, tạo ra những sản phẩm mới phục vụ du lịch sẽ là một giải pháp giúp các trang trại, nhà vườn, người dân địa phương tăng thu nhập, đa dạng hóa sản phẩm, tạo sức hút cho du lịch và quảng bá được sản phẩm nông nghiệp của địa phương. Điều này đã được chứng minh khi những mô hình du lịch canh nông bước đầu mang lại hiệu quả, mở ra tiềm năng mới cho du lịch địa phương.
Năm 2018, UBND huyện Đức Trọng đã ban hành kế hoạch về phát triển du lịch chất lượng cao giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2025 trên địa bàn, trong đó chú trọng phát triển các mô hình du lịch nông nghiệp. Bà Nguyễn Thị Thu Hiền cho biết thêm, thời gian qua, huyện Đức Trọng đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá về du lịch nói chung và du lịch nông nghiệp nói riêng. Đẩy mạnh kết nối các công ty du lịch lữ hành như: Công ty Cổ phần Vietravel tại Đà Lạt, Công ty Cổ phần Du lịch Lâm Đồng - Dalattourist, Công ty Cổ phần Dịch vụ Du lịch Đà Lạt TSC, Công ty Cổ phần Tropiad... với các đơn vị kinh doanh du lịch dịch vụ của địa phương, nhằm liên kết tổ chức tour, tuyến du lịch để đưa khách đến tham quan, mua sắm sản phẩm. Bên cạnh đó, huyện cũng thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động tại các cơ sở kinh doanh du lịch canh nông nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ...
Huyện Đức Trọng cũng đã chú trọng đầu tư nâng cấp hạ tầng giao thông đến các mô hình điểm về du lịch nông nghiệp. Nhờ vậy, hiện nay, các tuyến đường giao thông nối từ trung tâm huyện đến các điểm du lịch nông nghiệp trên địa bàn đã được bê tông, nhựa hóa, đảm bảo cho quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp cũng như hoạt động du lịch.
Tuy nhiên, vấn đề khó khăn hiện nay trong phát triển du lịch canh nông ở Đức Trọng chính là cơ sở vật chất tại các mô hình sản xuất nông nghiệp chưa đầy đủ và chưa chuẩn hóa để đáp ứng chuẩn theo yêu cầu. Các hoạt động trải nghiệm, thuyết minh tại các điểm tham quan còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu của du khách. Nhiều đơn vị vẫn chưa thực sự mặn mà với việc làm du lịch canh nông, bởi họ vẫn mang tâm lý sản xuất là chủ yếu. Việc xây dựng, kết nối các tour, tuyến đến các điểm du lịch canh nông vẫn còn nhiều hạn chế, lúng túng; việc quảng bá chưa rộng rãi, thường xuyên.
Những vấn đề đặt ra trên huyện Đức Trọng đã nhìn nhận và đang từng bước nỗ lực tháo gỡ để ngành “công nghiệp không khói” tại địa phương thực sự phát triển bền vững trên vùng đất năng động này.
Đức Trọng là địa phương có nhiều tuyến giao thông kết nối với nhiều địa phương khác trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, Cảng Hàng không quốc tế Liên Khương là một trong những thuận lợi cho phát triển du lịch. Nơi đây được tạo hóa ưu ái nhiều cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp như thác Pongour - Nam thiên đệ nhất thác; một trong những cung đường trekking đẹp nhất Việt Nam Tà Năng - Phan Dũng; hồ thủy điện Đại Ninh hùng vĩ và thơ mộng. Bên cạnh đó, nơi đây còn có lợi thế phát triển về du lịch tâm linh tại “Làng chùa Đại Ninh” với hơn 70 cơ sở thờ tự lớn nhỏ. Và trải nghiệm các văn hóa truyền thống tại Làng Gà Đarahoa...